Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin, vấn đề pháp lý liên quan đến loại hình doanh nghiệp này. Cùng theo dõi nhé!

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Đặc điểm và thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì? Ưu và khuyết điểm của doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là gì ?

Doanh nghiệp tư nhân là đơn vị kinh doanh có số vốn không nhỏ hơn vốn pháp định, do một cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Cụ thể, căn cứ vào điều 183 của Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân đứng lên làm chủ. Đồng nghĩa với việc cá nhân sẽ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Công ty tư nhân không được phát hành chứng khoán.
  • Mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập một công ty tư nhân. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Công ty tư nhân không có quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Đặc điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân là gì?

Công ty tư nhân do một cá nhân làm chủ

Doanh nghiệp tư nhân do cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư, thành lập và làm chủ sở hữu là doanh nghiệp do một người làm chủ sở hữu. Mọi cá nhân đều có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân, trừ những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đặc điểm về chủ sở hữu (chỉ có một chủ sở hữu) là sự khác biệt giữa DNTN và các loại hình doanh nghiệp khác do nhiều chủ sở hữu như công ty hợp danh, công ty cổ phần, tổng công ty, … công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên.

Các công ty tư nhân dường như không có vốn góp như các công ty có nhiều chủ sở hữu. Vốn của doanh nghiệp tư nhân đến từ tài sản của một cá nhân. Trong khi các loại hình doanh nghiệp khác hầu hết được thành lập dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần. Đây được xem là một trong những điểm khác biệt của doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Không giống như các loại hình doanh nghiệp khác ở Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn không có tư cách pháp nhân. Điều này được giải thích cụ thể dưới đây:

  • Tài sản của doanh nghiệp tư nhân không độc lập với chủ sở hữu.  Chủ sở hữu độc quyền chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân;
  • Doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập khi tham gia các quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng tài.

Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp tư nhân là gì?

Vốn đầu tư của công ty tư nhân phải do chủ doanh nghiệp đăng ký và vốn đăng ký phải chính xác, xác thực, đặc biệt đối với các đơn vị ngoại tệ hoặc vàng hoặc các tài sản khác.

Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp tư nhân

Quan hệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp tư nhân

Trong quá trình hoạt động của công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Việc tăng, giảm vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán.

Trường hợp doanh nghiệp muốn giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn mức vốn đầu tư đã đăng ký ban đầu thì chủ doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Điều này đã được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2020.

Vốn điều lệ là gì? Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?

Quan hệ sở hữu quản lý trong doanh nghiệp tư nhân là gì?

Về quyền quản lý doanh nghiệp, chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như: 

  • Chủ doanh nghiệp có quyền sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế,
  • Thực hiện các nghĩa vụ tài chính đúng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, chủ doanh nghiệp tư nhân còn có quyền thuê người khác quản lý, điều hành doanh nghiệp; là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Lợi nhuận trong doanh nghiệp tư nhân được phân phối ra sao?

Vấn đề phân chia lợi nhuận không phát sinh đối với doanh nghiệp tư nhân vì công ty tư nhân chỉ có một chủ sở hữu và toàn bộ lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty  sẽ thuộc về một mình chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là cá nhân duy nhất sẽ có nghĩa vụ chịu mọi rủi ro trong kinh doanh.

Ưu và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp/công ty tư nhân là gì?

Ưu điểm

  • Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp mà không phải thông qua ý kiến của ai;
  • Chế độ không giới hạn trách nhiệm sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo dựng niềm tin với khách hàng cũng như các đối tác kinh doanh;
  • Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân thường gọn, nhẹ, dễ quản lý;
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có quyền bán lại hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác.

Nhược điểm

  • Việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do doanh nghiệp tư nhân không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;
  • Chủ doanh nghiệp không được góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, mua cổ phần trong công ty cổ phần;
  • Trách nhiệm không giới hạn cũng mang lại rủi ro cao.

Thủ tục thành lập công ty

Hồ sơ thành lập công ty 

  • Đơn đăng ký kinh doanh. Đây là mẫu đơn mới nhất được làm từ ngày 15 tháng 10 năm 2020;
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty;
  • Cam kết thực hiện các mục tiêu xã hội và môi trường (đối với doanh nghiệp xã hội);
  • Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội trở thành một Doanh nghiệp xã hội);

Thủ tục thành lập công ty 

Bước 1: Gửi đơn đăng ký theo 1 trong 2 phương thức:

  • Nộp tại Bộ phận của Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh / thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng Internet tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo địa chỉ: https://dangkytinhdoanh.gov.vn.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh hoàn thiện kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận của Phòng Đăng ký kinh doanh để trả kết quả.

Nếu quá thời hạn mà chủ sở hữu công ty không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo về yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả

Trường hợp hồ sơ hợp lệ và công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp đến nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua đường bưu điện (trường hợp ủy quyền đăng ký kinh doanh cho đơn vị bưu chính công ích). ).

Kết luận

Hy vọng những thông tin của bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu được Doanh nghiệp tư nhân là gì? Ưu và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân này. Đồng thời biết được các thủ tục giấy tờ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nếu có thắc mắc gì hãy liên hệ với Chữ Ký số Newca nhé!

    Tải bảng giá

    error: Content is protected !!